XtGem Forum catalog

Dự án “ASEAN – MỘT TẦM NHÌN, MỘT BẢN SẮC, MỘT CỘNG ĐỒNG”

“ASEAN – ONE VISION, ONE IDENTITY, ONE COMMUNITY”

Chia sẻ Trang này lên FaceBook
Thông báo
- Website vừa mới thành lập, mong bạn đọc úng hộ và góp ý!

- Website có tham kháo bài viết từ một số nguồn tin cậy.

- Link die vui lòng liên hệ 0964-141-183

Muctieu coche hoptac 1

1. Mục tiêu chính của ASEAN

  ASEAN - Association of Southeast Asian Nations – Hiệp hội các Nước Đông Nam Á được thành lập ngày 8.8.1967 tại Bangkok. Lúc đầu gồm 5 thành viên: Indonesia, Malaysia,Singapore,Thailand, Philippines. Hiện nay, bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á: Brunei gia nhập 1984, Viet Nam – 1995, Laos và Myamar – 1997, Cambodia – 1999. Quan sát viên: Papua Niu Ghinê, Đông Timo.

* Tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nêu trong tuyên bố thành lập - Tuyên bố Bangkok 1967:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực nhằm củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hoà bình của các quốc gia ở Đông Nam Á;

- Đảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực trên cơ sở tôn trọng công lí và luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc;

- Thúc đẩy sự hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, kĩ thuật, khoa học và hành chính;

- Duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có những mục tiêu giống nhau

* Mục tiêu phát triển của ASEAN được nêu trong Hiến chương ASEAN, một vài mục tiêu cụ thể là: 

- Duy trì và tăng cường hòa bình, an ninh và ổn định cũng như sự vững chắc của khu vực, bảo đảm ASEAN là một khu vực phi vũ khí hạt nhân

- Tạo ra thị trường chung, thống nhất có khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do lưu thông.

- Tăng cường dân chủ, thiết lập cơ quan giám sát về nhân quyền.

- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ các nước thành viên.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ.

- Tăng cường phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tài nguyên và các di sản văn hóa.

- Phát triển nguồn nhân lực qua hợp tác giáo dục…

Có thể khái quát lại bằng sơ đồ về các mục tiêu chính của ASEAN như sau:

Muctieu

Sở dĩ, mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định vì: 

- Mỗi nước trong khu vực có điều kiện và hoàn cảnh xây dựng phát triển kinh tế khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến sự mất ổn định do: các vấn đề sắc tộc- tôn giáo và các thế lực bên ngoài... nên cần thống nhất cao và ổn định để phát triển.

- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.

- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

2. Cơ chế hợp tác:

ASEAN có cơ chế hợp tác phong phú và đa dạng:

Cochehoptac

Dưới đây là một số cơ chế hợp tác trong ASEAN được các đối tác coi trọng và đánh giá cao:

* Tầm nhìn ASEAN 2020 được Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức họp tại Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a) tháng 12-1997 thông qua, theo đó đặt mục tiêu tới năm 2020 ASEAN sẽ là "một nhóm hài hòa các dân tộc Đông - Nam Á hướng ra bên ngoài, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau"; chủ đề hợp tác kinh tế của ASEAN tiến tới năm 2020 là "Quan hệ đối tác trong phát triển năng động".

* Kế hoạch Hành động Hà Nội là văn kiện quan trọng được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội, tháng 12-1998, hội nghị cấp cao chính thức cuối cùng của ASEAN trước thềm thế kỷ 21 nhằm thực hiện Tầm nhìn 2020.

* Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hiệu quả, tính đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, tăng cường liên kết khu vực và thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN.

* Tuyên bố hòa hợp ASEAN II hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN (Tuyên bố Ba-li II) được lãnh đạo ASEAN ký tại Ba-li năm 2003, theo đó xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột, là Cộng đồng an ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC).

* Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông - Nam Á (TAC) ra đời ngày 24-2-1976 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất ở Ba-li (In-đô-nê-xi-a), với mục đích duy trì hòa bình vĩnh viễn, thúc đẩy tình đoàn kết, thân thiện, quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu bền giữa các nước thành viên. Sau này, ASEAN thúc đẩy TAC thành Bộ luật ứng xử giữa các nước Đông - Nam Á với các nước ngoài khu vực.

* Hiệp ước Đông - Nam Á không có vũ khí hạt nhân(SEANWFZ) được thiết lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 17 (tháng 7-1984) và được lãnh đạo các nước ASEAN ký tháng 12-1995, nhằm xây dựng Đông - Nam Á thành khu vực không có vũ khí hạt nhân.

* Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký tháng 10-2002, coi đây là một bước quan trọng tiến đến hình thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhân dịp này, ASEAN và Trung Quốc cũng ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc, theo đó dự kiến thời điểm hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là năm 2010 với sáu nước ASEAN cũ và năm 2015 với bốn nước ASEAN mới.

* Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là diễn đàn đối thoại và trao đổi ý kiến về các vấn đề an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, được ASEAN khởi xướng tháng 7-1994. Đến nay, ARF có 27 thành viên gồm mười nước thành viên ASEAN, mười bên đối thoại và bảy quốc gia ngoài khu vực.

* Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là tiến trình thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ tư, họp tại Xin-ga-po tháng 1-1992 thông qua, đánh dấu bước tiến lịch sử về chất trong hợp tác kinh tế của ASEAN. Theo lộ trình thiết lập AFTA trong 15 năm, các nước ASEAN thúc đẩy liên kết kinh tế nội khối, từng bước đưa ASEAN thành khu vực sản xuất quốc tế, có khả năng cạnh tranh và hấp dẫn giới đầu tư quốc tế. Nội dung quan trọng của AFTA là Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT).

* Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng(ADMM+) là cơ chế hợp tác, tham vấn cấp bộ trưởng cao nhất về các vấn đề an ninh và quốc phòng giữa các thành viên ASEAN và tám nước đối thoại (gồm Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Nga và Mỹ). Hội nghị ADMM+ lần đầu được tổ chức tại Hà Nội ngày 12-10-2010 là một dấu mốc trong lịch sử ASEAN, mở ra cơ hội để các bên hợp tác giải quyết những thách thức về an ninh truyền thống và phi truyền thống, tăng cường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực Đông - Nam Á.


Admin

=> Góc Admin

admin - quản trị web

Chia sẻ đam mê
Liên kết
wap smskute | Wap tải game, ứng dụng miễn phí cho Android

Cảm ơn bạn đã ghé thăm!!!
Chúc bạn một ngày tốt lành!!!

Search :

Copyright aseanvn.yn.lt
2016 -Van Suu

free auto backlink, tao backlink, tao backlink chat luong cao mien phi C-STAT