“ASEAN – ONE VISION, ONE IDENTITY, ONE
COMMUNITY”
- Website có tham kháo bài viết từ một số nguồn tin cậy.
- Link die vui lòng liên hệ 0964-141-183
1. Khái quát về cộng đồng ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với 5 thành viên ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.
- Qua quá trình phát triển, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á là In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Căm-pu-chia. - Tổng diện tích các nước ASEAN vào khoảng 4,43 triệu km2, với dân số gần 592 triệu người. Tổng thu nhập quốc dân của các nước ASEAN năm 2009 đạt 1.492 tỷ đô-la Mỹ.
- Hợp tác ASEAN ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị-an ninh đến kinh tế thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường, khoa học-công nghệ…
Sau 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh thành một trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới. Trên nền tảng đó, ASEAN đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác và tăng cường liên kết nhằm hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội vào năm 2015.
- Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nhằm mục tiêu tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của cả các đối tác bên ngoài.
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo ra sự hấp dẫn với đầu tư-kinh doanh từ bên ngoài.
- Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN với mục tiêu tổng quát là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
4. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN (Trần Thị Thanh Mai-11A1)
a. Tiến trình Việt Nam gia nhập ASEAN:
Năm 1992 đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam sau khi tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), và trở thành Quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hàng năm. Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.
Tháng 7/1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này.
Ngày
28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại
Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành
viên thứ 7 của tổ chức này. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập,
tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng
góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các
nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không
nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN ngày hôm nay.
- Khi gia nhâp ASEAN tạo thuận lợi cho Việt Nam hoà nhập và cộng đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á tạo cơ hội để để nước ta có điều kiện mở rộng hợp tác vs các nước lớn và các tổ chức khu vực trên thế giới : bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, Mĩ, tham gia tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC)... - Tạo thời cơ để Việt Nam thu hút vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu hợp tác trên lĩnh vực KHKT, Công Nghệ để phát triển . - Mở rộng giao lưu hợp tác trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường trên thế giới và khu vực. - Tăng cường an ninh quốc phòng trên đất liền cũng như trên biển ASEAN ra đời 8/1967 gồm 5 nước có thể xem là mạnh về kinh tế nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ (Thái Lan, Indonesi, Malaysia, Singapore, Philippin). Trải qua sự phát triển của các nước từ ASEAN 6 đến 10 với nhiều biến động về kinh tế, chính trị ở mỗi quốc gia có sự phát triển đặc thù, nhưng nhìn chung vấn đề hợp tác phát triển trong và ngoài khu vực Đông Nam Á là cơ bản nhất. Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN không ngoài mục đích hợp tác phát triển với bạn bè trên thế giới, vì vậy đây là yếu tố thuận lợi để chúng ta thực hiện chủ trương này. Khi tham gia ASEAN chúng ta đã đóng góp tích cực về nhiều mặt, làm cho tổ chức ASEAN vững mạnh hơn đặc biệt trọng tâm là hợp tác phát triển kinh tế, văn hoá (Cộng đồng ASEAN tương đồng về văn hoá - lúa nước). Thứ hai thông qua ASEAN chúng ta tiếp xúc, hợp tác với nhiều tổ chức trên thế giới để làm bạn và hợp tác song phương, tạo tiếng nói trên chính trường quốc tế. Thứ ba không nằm ngoài quy luật xu thế phát triển chung của thế giới là hợp tác đa dạng hoá, đa phương hoá, đòi hỏi chính sách ngoại giao và hợp tác với bạn bè trên thế giới là tất yếu. Song song với sự hợp tác song phương, đa phương, với nhiều nước trong và ngoài khu vực ASEAN, kèm theo đó là những vấn đề phức tạp về các loại hình văn hoá đồi truỵ xâm nhập, ảnh hưởng vào nước ta dưới nhiều dạng thức khác nhau khó phát hiện và nắm bắt nếu không cẩn trọng dễ bị ảnh hưởng nhất là trong giai đoạn xu thế hiện nay, Mặt khác một số vấn đề cạnh tranh không lành mạnh của một số phần tử xấu từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập hòng phá hoại kinh tế đất nước, kéo theo là những âm mưu thù địch.... nếu chúng ta không xử lý và có những biện pháp hữu hiệu tăng cường sức mạnh về mọi mặt Kinh tế, văn hoá, giáo dục, chính trị thì nguy cơ (thách thức) tụt hậu của đất nước là rất lớn. Trước những thách thức đó Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp để ngăn chặn. |
5. Thư gửi lãnh đạo ASEAN về tình hình Biển Đông (Nguyễn Mai Linh – 11A1)
Kính gửi Ban lãnh đạo ASEAN!
Tôi là Nguyễn Mai Linh – một công dân của đất nước Việt Nam xinh đẹp, địa linh nhân kiệt. Các ngài biết đấy, đất nước tôi vốn giàu truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Từ thuở xa xưa, đất nước tôi đã phải đấu tranh chống quân Nam Hán, Mãn Thanh.... và tiêu biểu là hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Hòa bình và ổn định biên giới lãnh thổ là rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả máu thịt để bảo vệ sự thiêng liêng về chủ quyền của Tổ quốc đã được xây dựng, hun đúc qua các thế hệ cha anh đi trước. Tuy nhiên, thực tế lại không giống như những gì chúng tôi mong đợi. Hiện nay, Trung Quốc đã và đang thực hiện quá trình bành trướng khu vực Biển Đông và chúng tôi cũng nằm trong số các quốc gia bị xâm phạm về chủ quyền biển đảo mặc dù chúng tôi hoàn toàn có cơ sở pháp lý đúng đắn.
Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt Nam để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ: Trong Bình Ngô đại cáo (biển Đông được nhắc đến với tên gọi là Đông Hải) Nguyễn Trãi viết: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”. Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền riêng biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai thác hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy biện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực. Cũng theo Luật Biển 1982 đã công nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Lịch sử, luật pháp đã chứng minh về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và đó là điều không ai có thể chối cãi được.
Chân lý đã định là thế, nhưng cả Trung Quốc và Việt
Nam chúng tôi đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ. Quần Đảo
Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm được 6 đảo năm 1974 và 18 binh sĩ đã thiệt mạng.
Quần đảo Trường Sa là nơi đã xảy ra xung đột hải quân, hơn bảy mươi lính thủy
Việt Nam đã bị giết hại ở phía Nam bãi đá Gạc Ma vào tháng 3 năm 1988. Trong những
năm gần đây, Trung Quốc liên tục tiến hành các hoạt động xâm phạm chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông bất chấp sự phản
đối mạnh mẽ. Chúng liên tục cắt đứt cáp của tàu và bắn phá tàu cá của Việt Nam
chúng tôi. Đặc biệt, một sự kiện chứng minh chúng đã hoàn toàn cố ý xâm phạm
lãnh hải Việt Nam đó là vào ngày 1/5/2014 Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải
Dương 981 ở khu vực cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Sự kiện
này khiến cho tình hình trên biển Đông vốn đã căng thẳng nay lại tiếp tục leo
thang căng thẳng giữa hai bên.
Qua báo chí và các chương trình truyền hình, tôi còn được biết tình hình Biển Đông căng thẳng sau khi Trung Quốc tự ý ban hành luật để tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên hầu hết diện tích Biển Đông vào năm 1992. Tuy nhiên, trong những năm đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc để nâng cấp DOC thành COC, tình hình Biển Đông ngày càng có nhiều diễn biến nóng bỏng. Những căng thẳng gần đây trên Biển Đông như giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough (2012), Trung Quốc mời thầu tại các lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam (2012) và đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam (2014), hoặc các hoạt động xây đảo nhân tạo quy mô lớn của Trung Quốc.Có thể nới rằng, tranh chấp biển Đông nói chung, tranh chấp biển, đảo ở khu vực Trường Sa nói riêng giữa một số quốc gia trong khu vực và giữa các quốc gia trong khu vực với Trung Quốc luôn được coi là "nóng bỏng' nhất luôn tiềm ẩn các yếu tố bất ngờ dẫn đến nguy cơ lớn bùng phát xung đột vũ trang, thậm chí là một cuộc chiến tranh vũ trang đẩy các nước Đông Nam Á vào "vòng nội chiến". Nền hoà bình Đông Nam Á, cũng như lợi ích chung của Đông Nam Á bị đe doạ, nhất là trong bối cảnh một số nước lớn trong và ngoài khu vực đang hết sức quan tâm đến biển Đông và đang tìm cách thao túng biển Đông nhằm tranh giành vị thế ảnh hưởng ở địa bàn chiến lược này.
Mặt khác, trong điều kiện của Đông Nam Á gắn với địa bàn chiến lược biển Đông, khi các thế lực lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU vẫn đang tiếp tục nhìn ngó về Đông Nam Á với hy vọng có thể bá chủ, độc quyền địa bàn chiến lược này nhằm mưu cầu cho các lợi ích kinh tế, chính trị của mình. Điều đó không cho phép Đông Nam Á mất cảnh giác. Mỗi quốc gia Đông Nam Á cần phải có những chính sách phù hợp với chính sách chung của toàn khu vực trên từng vấn đề cụ thể, tránh để bị bên ngoài lôi kéo, lợi dụng làm phương hại đến lợi ích và sự phát triển của Đông Nam Á. Sẽ thật khó cho Đông Nam Á bảo vệ được chủ quyền và quyền lợi của mình trên biển Đông nếu Đông Nam Á không hợp lực và đoàn kết lại với nhau.
Với tư cách là một công dân của khu vực ASEAN, tôi viết lá thư này mong ban lãnh đạo ASEAN sẽ có những hành động và giải pháp kịp thời để xây dựng một ASEAN hòa bình, có được tiếng nói chung, trên cơ sở hướng tới các giải pháp tích cực để tạo dựng lòng tin cậy lẫn nhau, giải quyết thấu đáo các vấn đề tồn đọng do lịch sử để lại và những bất đồng nảy sinh trong quá trình tranh chấp Biển Đông đồng thờichống lại các hành động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nếu được như vậy, tôi cũng như toàn thể nhân dân nước Việt Nam sẽ vô cùng biết ơn các ngài. Cuối thư tôi xin chúc Cộng đồng ASEAN chúng ta sẽ ngày càng lớn mạnh và thành công hơn nữa.
Việt Nam, ngày 10/4/2016
Nguyễn Mai Linh
6. Thư gửi lãnh đạo ASEAN (Nguyễn Thị Hoài Vinh – 12A2)
Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 04 năm 2016
Kính gửi các bác, những nhà lãnh đạo trong tổ chức ASEAN!
Cháu là một học sinh lớp 10 ở một tỉnh nghèo của quốc gia Việt Nam. Cháu được biết đến tổ chức ASEAN từ lâu, lâu lắm rồi. ASEAN hiện lên trong kí ức của cháu qua lời kể của người Ông quá cố, ASEAN là một tổ chức lớn gồm nhiều quốc gia liên kết với nhau để cùng hợp tác và phát triển. Lớn hơn nữa, ASEAN xuất hiện trước mắt cháu qua màn ảnh nhỏ trên ti vi là những nguyên thủ quốc gia cùng ngồi đàm thoại, bắt tay hợp tác với nhau qua những lần Hội nghị, diễn đàn. Đến khi cháu là học sinh cấp III, cháu mới thực sự hiểu về tổ chức ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Cháu biết mục tiêu của tổ chức là phát kinh tế về văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định của khu vực. Vậy nên bác ơi, chúng cháu rất cần, cần lắm những sự giúp đỡ, cần lắm những tấm lòng yêu thương của tổ chức, của các quốc gia trong ASEAN giành đến đất nước chúng cháu. Bởi rằng trên mảnh đất của chúng cháu đang còn nhiều lắm những số phận, những mảnh đời còn bất hạnh cần được giúp đỡ. Chiến tranh đã đi qua rất lâu trên mảnh đất Việt Nam của chúng cháu nhưng nó để lại một hậu quả to lớn mà mãi đến bây giờ vẫn không thể xóa nhòa. Đó là những con người có số phận đau thương, họ mang trong mình chất độc màu da cam đi cùng năm tháng. Tội ác của giặc đã khiến cho họ phải chịu thiệt thòi, sống khổ cực, khó khăn. Họ phải ngồi xe lăn, suốt đời họ chỉ biết sống trong căn nhà của mình mà không thể cảm nhận được cuộc sống bên ngoài đang diễn ra như thế nào. Họ mất đi khả năng lao động nên cuộc sống của họ bế tắc, ngột ngạt vô cùng. Bác ơi, cháu đã thấy nước mắt học lăn dài trên hai gò má xanh xao, giọt nước mắt khóc thương cho số phận, giọt nước mắt tủi hờn mà bất lực. Cháu rất thương họ, thực sự rất thương họ.
Cuộc
sống nghèo khổ và khó khăn trên mảnh đất chúng cháu còn chưa dừng lại, ở đó xuất
hiện trước mắt chúng cháu những hoàn cảnh tội nghiệp hơn nữa đó là những đứa trẻ
mồ côi cha mẹ từ rất nhỏ phải bơ vơ đầu đường và những cụ già đơn thân ngồi bên
mái tranh nghèo. Những đứa trẻ mồ côi ấy phải lang thang dọc đường, không nhà,
không có nơi để về. Chúng phải chịu những sóng gió phong ba của cuộc đời. Lấy
đâu một manh chiếu cho chúng yên giấc khi về đêm, lấy đâu cho chúng một tấm áo
che thân khi tối trở lạnh và rồi khi trời giông bão, nơi đâu đón chúng về. Và rồi
tương lai chúng sẽ ra sao, chúng chỉ thấy trước mắt mình là một màu đen kịt. Cuộc
sống quá khổ cực đã khiến chúng không còn nghĩ đến nghị lực và sức mạnh nữa, nỗi lo của những đứa trẻ ấy là miếng
cơm, manh áo qua ngày. Cháu thấy thương chúng, cháu thương những đứa trẻ lấm
bùn ấy, cháu thương những đứa trẻ bơ vơ lạc lõng ấy. Bác ơi, rồi những cụ già
đơn thân, không con cái, cháu cũng thương. Đã bao giờ bác nghĩ đến hình ảnh những
bà cụ đã già yếu nhưng vẫn lam lũ đến kiếm miếng cơm tự nuôi sống mình hay
chưa? Suốt một đời vẫn cô đơn trên lối mòn cũ, suốt một đời cặm cụi bên mảnh vườn
nhỏ cạnh căn nhà tranh. Nắng, gió và cát bụi của cuộc khiến cho các cụ đổ bệnh
để rồi cũng một mình, các cụ chống chọi với căn bệnh, thuốc không ai mua, cháo
không ai nấu và không một ai chăm sóc. Cháu xin các bác hãy một lần đến quốc
gia chúng cháu, hãy đi đến những ngôi nhà tranh – Nơi có những mảnh đời bất hạnh,
hãy nhìn vào tâm hồn họ, nước mắt họ để rồi cảm thông và chia sẻ với họ. Còn nhiều nữa trên đất nước
chúng cháu có những gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn, những gia đình bất
hạnh, những gia đình đang dần lụy tàn đi với cái đói, cái rét. Cháu thương họ
nhưng bác ơi, cháu chưa thể giúp gì được cho họ, vậy nên, là một người con của
Việt Nam, là một học sinh, cháu tha thiết cầu mong nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ,
cảm thông và chia sẻ từ các bác đến những người nghèo khổ trên đất nước chúng
cháu để cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn. Chỉ một ánh mắt trìu mến thôi, chỉ
một lời động viên ai ủi thôi, chỉ một cái nắm tay đầy ấm áp từ các bác cũng đã
giúp họ được rất nhiều, nhiều lắm rồi.
Cháu hi vọng đất nước cháu sẽ không còn những mảnh đời bất hạnh nữa, cháu hi vọng các quốc gia trong tổ chức ASEAN sẽ cùng giúp đỡ nhau bằng một trái tim của chính mình để cùng nhau phát triển. Cháu hi vọng một ngày nào đó trên môi của những người bất hạnh ấy sẽ nở một nụ cười hạnh phúc khi nhận được sự giúp đỡ từ tổ chức ASEAN.
Việt Nam, tháng 4/2016
Nguyễn Thị Hoài Vinh